14 câu nói ngớ ngẩn nhất vào ngày làm việc cuối cùng

Như đã đề cập ở trên, đừng bao giờ chia sẻ tất cả những gì bạn không thích khi ra đi vì biết đâu sau này bạn sẽ gặp lại họ, tại một cuộc phỏng vấn cho công

Dana Manciagli, một chuyên gia nhân sự và là tác giả của cuốn “Cut the Crap, Get a Job” cho biết: “Thường thì mọi người sẽ hay vô tình nói ra những điều ngớ ngẩn vào , một số đơn giản chỉ vì muốn trút tất cả những gì họ cảm nhận và chất chứa bấy lâu nay, một số người do cảm động hoặc có ác cảm với một vài đồng nghiệp nào đó.”

Lynn Taylor – chuyên gia nhân sự và tác giả của “Tame Your Terrible Office Tyrant: How to Manage Childish Boss Behavior and Thrive in Your Job” (Tạm dịch: Thuần hóa “bạo chúa” văn phòng: Làm sao để xoay sở với những vị sếp trẻ con và phát triển sự nghiệp) chia sẻ: “Hãy tận hưởng cuối cùng của bạn như mọi ngày khác, đây không phải là thời điểm để tán gẫu hay mở tiệc chia tay buồn bã. Hoàn thành tốt công việc bàn giao của mình và luôn giữ sự chuyên nghiệp ngay cả khi rời khỏi”.

Sau đây là 14 câu bạn nên tránh thốt ra vào ngày làm việc cuối cùng.

1. “Công ty này tệ lắm rồi đấy”

Manciagli khuyên: “Đừng làm cho những đồng nghiệp ở lại cảm thấy tệ hại chỉ vì bạn ra đi”. Thay vì vậy, hãy dành những lời chúc tốt đẹp đến những người bạn và trân trọng quãng thời gian bạn ở đây: “Chúc mọi người ở lại vui vẻ, tôi rất quý trọng quãng thời gian được làm việc cùng mọi người.”

2. “Mấy tuần nữa chắc em bận lắm nên anh/chị sẽ khó kiếm em đó”

Ừ thì vài tuần đầu khi qua công ty mới, ai cũng sẽ bận rộn làm quen với công việc mới, thậm chí còn có thể ở lại trễ vì chưa quen việc. Thế nhưng, sếp cũ sẽ cảm kích bạn nếu bạn có thể giúp họ khi có việc gấp cần đến sự hỗ trợ của bạn, bạn có thể giới hạn thời gian để hỗ trợ những việc này và giải thích với sếp và đồng nghiệp sau, đừng nói ra điều này vào ngày làm việc cuối cùng nhé.

3. “Điều mà tôi ghét nhất khi làm việc ở đây là…”

Trời, bạn tính “đạp đổ sự chuyên nghiệp của mình trong một giờ” à, đây không phải là lúc bộc lộ thẳng thừng mọi suy nghĩ của bạn đâu. Từ “ghét” rất nhạy cảm, nhất là trong ngày làm việc cuối cùng. Nếu bạn đang ở trong phòng phỏng vấn thôi việc với người-sắp-trở-thành sếp cũ hay đồng nghiệp cũ của mình, hãy chia sẻ thẳng thắn nhưng phải luôn giữ phong cách chuyên nghiệp và lịch sự nhé.

4. “Giữ liên lạc nha”

Chắc chắn bạn phải nói câu này với hội bạn thân và những ai bạn muốn giữ mối liên lạc về sau rồi, nhưng không phải gặp ai cũng có thể nói những câu “thảo mai” như thế này đâu, nhất là với những đồng nghiệp cả năm trời bạn chẳng trò chuyện gì với họ dù làm việc chung. Nếu phải nói một câu chào cho các đồng nghiệp cũ, hãy thử một vài câu như “Mình kết nối với nhau trên LinkedIn để có gì còn liên hệ nha.”

5. “Công việc mới của tôi hả? Tuyệt vời lắm!”

Có thể sếp của bạn sẽ hỏi bạn một vài câu về công việc mới của bạn, hãy khiêm tốn, tránh khoe khoang. Taylor khuyên: “Bạn sẽ không biết rằng bạn đang nhảy từ cái chảo nóng vào đống lửa đâu, nên hãy chú ý giữ khoảng cách và chỉ tiết lộ những thông tin cơ bản thôi nhé”.

6. “Lương cao hơn chỗ này là chắc rồi”

Ừ thì 99,9% ai cũng sẽ nghĩ nhảy việc mới thì lương sẽ cao hơn công việc cũ mà (nhưng thực tế thì không phải lúc nào cũng “màu hồng” như mọi người vẫn nghĩ). Sẽ rất thiếu chuyên nghiệp nếu bạn thao thao bất tuyệt về mức lương và chính sách phúc lợi ở công ty mới trước mặt các đồng nghiệp của mình.

7. “Anh/chị không biết cách quản lý nhân viên”

Đảm bảo sau khi nói câu này, bạn đã đóng chặt cánh cửa trở về cho mình rồi. Lời nhận xét trực tiếp này sẽ ít nhiều khiến sếp cũ cảm thấy không được tôn trọng. Nếu sau này bạn ứng tuyển vào một công ty khác, bạn nghĩ họ sẽ gọi tham khảo những ai? Hoặc nếu sau này, bạn muốn quay về công ty này, người sếp lúc đó sẽ gọi ai để tham khảo về bạn? Vì thế, hãy nhận xét với sự khách quan và chuyên nghiệp thay vì dùng những câu quá tiêu cực.

8. “Anh/chị cũng nên nhảy việc đi là vừa”

Nhiều người khi nghỉ việc thường hay mắc sai phạm là lôi kéo và khiến những người đồng nghiệp ở lại cảm thấy tệ hại với công việc hoặc công ty. Manciagli giải thích rằng hành động này nhằm trấn an bản thân rằng họ ra đi là đúng. Thế nhưng điều này rất thô lỗ và thiếu tôn trọng. Những người đồng nghiệp của bạn có thể đang rất hạnh phúc với công việc của họ, hoặc họ đang phải gánh thêm phần việc của bạn.

Taylor cũng đồng ý và cho biết thêm: “Bạn có quyền chia sẻ những gì mình cảm nhận và nỗi ấm ức (nếu có) lý do mình ra đi nhưng chỉ nên chia sẻ với gia đình và bạn bè thân thiết. Công sở không phải là nơi bạn có thể tin tưởng tất cả mọi người và chia sẻ tất tần tật những điều mà bạn nghĩ.”

9. “Tôi muốn tuyển bạn vào công ty mới của tôi”

Việc tuyển dụng và mời mọc những người bạn đã làm cùng vào công ty mới không còn là điều gì quá mới mẻ, nhưng ít ra hãy chờ đến khi bạn yên vị tại công ty mới rồi hãy bắt đầu dẫn những nhân tài tốt nhất theo mình nhé.

10. “Không cần đâu, tôi tự lo liệu được”

Dù cho bạn nhảy việc hay bị sa thải, đừng từ chối nếu sếp hay đồng nghiệp muốn giúp bạn tìm việc mới. Bạn biết không, sếp hoặc đồng nghiệp có thể sẽ có những thông tin tuyển dụng rất phù hợp cho bạn, và thay vì từ chối, hãy vui vẻ cảm ơn và kết nối với họ trên LinkedIn.

11. “Để xem không có tôi thì anh/chị xoay sở thế nào”

Câu nói này sẽ biến bạn thành kẻ thiếu chuyên nghiệp và bất lịch sự. Chắc chắn quản lý của bạn đã có sẵn kế hoạch tuyển dụng người thay thế bạn, và họ không cần phải cho bạn biết là họ đã tìm ra người đó hay chưa.

12. “Tôi không thích làm việc với anh/chị”

Như đã đề cập ở trên, đừng bao giờ chia sẻ tất cả những gì bạn không thích khi ra đi vì biết đâu sau này bạn sẽ gặp lại họ, tại một cuộc phỏng vấn cho công việc tương lai chẳng hạn.

13. “Hy vọng không có tôi thì công việc vẫn vận hành tốt”

“Ồ, bạn nên chứng tỏ với mọi người rằng bạn sáng giá và giỏi giang như thế nào lúc phỏng vấn và bắt đầu công việc mới kìa, chứ không phải vào thời điểm chia tay này đâu.”, Michael Kerr, diễn giả nổi tiếng và là tác giả của cuốn “The Humor Advantage” chia sẻ.

14. “Tôi sẽ không bao giờ quay lại công ty này”

Thế ra công việc này tệ đến mức như thế à, tại sao bạn không rời bỏ sớm hơn mà ở lại cống hiến và nhận lương từ công việc này? Công việc là do bạn chọn lựa, quyết định ra đi hay ở lại cũng do chính bạn quyết định, không ai có thể “khóa chân” bạn lại một chỗ và không để bạn thoát ra. Vì thế, đừng bao giờ nói “không bao giờ” vì bạn có thể sẽ vẫn kết nối với sếp cũ và đồng nghiệp cũ trên mạng xã hội, thậm chí trong công việc tương lai.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *